Theo số liệu của cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang, 6 tháng đầu năm 2020, tổng số tàu cá của ngư dân trong tỉnh đi khai thác thủy sản ở nước ngoài trái phép và bị bắt giữ là 26 tàu, với 171 ngư dân. Trong đó, nhiều nhất là Indonesia bắt giữ 12 tàu, Campuchia 8 tàu, Malayxia 3 tàu, Thái Lan 2 tàu, Philippines 1 tàu.
Tính đến ngày 20/6, các lực lượng chức năng như Biên phòng, Chi cục Thủy sản đã xử lý 13 vụ/22 tàu vi phạm vùng biển nước ngoài, với số tiền gần 5,7 tỷ đồng.
Đây là điều lo ngại, bởi Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định, chừng nào Việt Nam chưa giải quyết được tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì tổ chức này sẽ không thu hồi “thẻ vàng” đối với thủy sản nước ta.
Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, hiện nay toàn tỉnh có 9.861 tàu cá được quản lý, đăng ký, đăng kiểm. Trong đó, tàu có chiều dài từ 15 m trở lên là 3.987 tàu. Tính đến hết tháng 6, đã có 3.398 tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, còn gần 600 tàu vẫn chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã tổ chức 36 cuộc tuần tra, kiểm soát, phát hiện và lập biên bản 127 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Qua đó, xử phạt 127 vụ với số tiền nộp qua Kho bạc Nhà nước là 2,2 tỷ đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là không mua bảo hiểm thuyền viên trên tàu cá theo quy định. Không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, không có sổ nhật ký khai thác thủy sản. Không trang bị thiết bị an toàn tàu cá, hoạt động sai vùng khai thác, tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.
______________
http://asiadragoncordage.com/vi/kien-giang-tau-ca-vi-pham-vung-bien-nuoc-ngoai-giam-nhung-chua-lac-quan-581.html
Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, hiện nay toàn tỉnh có 9.861 tàu cá được quản lý, đăng ký, đăng kiểm. Trong đó, tàu có chiều dài từ 15 m trở lên là 3.987 tàu. Tính đến hết tháng 6, đã có 3.398 tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, còn gần 600 tàu vẫn chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã tổ chức 36 cuộc tuần tra, kiểm soát, phát hiện và lập biên bản 127 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Qua đó, xử phạt 127 vụ với số tiền nộp qua Kho bạc Nhà nước là 2,2 tỷ đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là không mua bảo hiểm thuyền viên trên tàu cá theo quy định. Không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, không có sổ nhật ký khai thác thủy sản. Không trang bị thiết bị an toàn tàu cá, hoạt động sai vùng khai thác, tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.
http://asiadragoncordage.com/vi/kien-giang-tau-ca-vi-pham-vung-bien-nuoc-ngoai-giam-nhung-chua-lac-quan-581.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét